GĐXH - Nấm kim châm gần đây được nhiều gia đình "tranh thủ" ăn vì giá đang rẻ. Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đây cũng là thực phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không ăn và bảo quản đúng cách.
Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất
GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung loại sữa chua thích hơp vào chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tăng đề kháng, tiêu hóa tốt... và kháng viêm.
Nấm kim châm là gì?
Nấm kim châm là một món ăn ưa thích của nhiều người Việt bởi không chỉ ngon miệng mà còn được chứng minh là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nấm kim châm có màu trắng, mọc thành cụm, thân nấm dài và nhỏ, đầu nấm có mũ. Loại nấm này cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi,....
Bên cạnh đó, nấm kim châm còn chứa đến 16 loại axit amin trong đó, có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người. Nấm kim châm cũng rất dồi dào lisin và kẽm có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí nhớ của trẻ. Ngoài ra, kali có trong nấm kim châm cũng là một khoáng chất cần thiết và có tác dụng rất tốt với người cao huyết áp, người có cholesterol máu cao và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, chống béo phì.
Ảnh minh họa
Bất ngờ công dụng của nấm kim châm với sức khỏe
Tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấm kim châm chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như beta-glucan, một loại polysaccharide có khả năng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch như tế bào bạch cầu và tế bào lymphocytes T. Chúng giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Giúp kháng viêm
Một nghiên cứu công bố trong "Molecular Nutrition & Food Research" đã chỉ ra rằng chất triterpenoids có mặt trong nấm kim châm có khả năng kháng vi khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên.
Tốt cho não bộ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nấm kim châm có thể giúp tăng cường sức khỏe não và hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi già như mất trí nhớ và bệnh alzheimer.
Các chất chống oxy hóa trong nấm kim châm có khả năng bảo vệ các tế bào não khỏi sự hủy hoại từ các gốc tự do, đồng thời cải thiện sự lưu thông máu đến não.
Kiểm soát đường huyết
Một nghiên cứu đăng tải trên "Journal of Medicinal Food" đã thấy rằng chất chống oxy hóa và chất xơ trong nấm kim châm có thể giảm mức đường huyết sau bữa ăn và cải thiện hiệu quả quản lý đường huyết ở người bị tiểu đường type 2. Điều này làm giảm nguy cơ bệnh nhân tiểu đường gặp các biến chứng do đường huyết không ổn định.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nấm kim châm chứa các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả hơn. Các enzyme này có thể cải thiện sự hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn và giảm tình trạng khó tiêu, đặc biệt là sau bữa ăn no.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấm kim châm có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của ung thư. Tuy cần thêm nghiên cứu để xác minh những phát hiện này, nhưng tiềm năng chống ung thư của nấm kim châm là điều đáng để quan tâm.
4 sai lầm cần tránh khi ăn nấm kim châm, ai cũng cần biết
Ảnh minh họa
Không ăn sống nấm kim châm
Trên thực tế, các loại nấm ở trạng thái nấm tươi, nấm kim châm cũng như nhiều loại nấm khác (như nấm rơm, nấm bào ngư…) đều có chất gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nấm đã được nấu chín, các chất này sẽ phân hủy và an toàn.
Vì vậy cần để nấm sôi trong nước khoảng 5 đến 10 phút để có thể tiêu diệt được hết các vi khuẩn, nếu nấm không chín cũng dễ bị đau bụng cho người ăn phải.
Không nên rửa nấm quá kỹ
Nấm kim châm được nuôi trồng trong môi trường sạch sẽ và được bao bọc kỹ lưỡng thì không cần nhất thiết phải rửa quá kỹ với nước. Việc bạn rửa với quá nhiều nước không những khiến nấm bị mất vị ngọt tự nhiên mà còn khiến cho chúng bị mất đi các giá trị chất dinh dưỡng.
Không nấu nhiều dầu mỡ
Bởi vì nấm có tính thấm hút khá cao thế nên khi chế biến chúng dễ thấm hút các chất lỏng như dầu ăn và nước. Việc mà bạn tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ vi sinh vật đường ruột, cơ quan tiêu hoá và có thể ảnh hưởng tới cả da mặt của bạn.
Không ăn nấm đã ngả màu vàng
Nếu để nấm kim châm ở ngoài thì nấm rất dễ bị hỏng, từ đó dễ gây ngộ độc cho người ăn. Vì vây, nấm cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 1 đến 5 độ C để tránh bị hư hỏng. Khi mua nấm thì bạn tránh chọn những loại nấm đã ngả sang màu vàng đục, ưu tiên chọn những loại nấm kim châm có màu trắng.
Tags: đường huyết