Trong bữa cơm hàng ngày, ông xã thường là người đứng bếp. Chị Hồng phụ trách bày biện mâm bát và chuẩn bị đồ uống.
Chị Lê Thị Hồng (Hà Nội) và anh Ivo Fischer (Thuỵ Sĩ) đính hôn vào dịp lễ Giáng sinh 2022. Cả hai cùng chung sống tại Thụy Sĩ và Việt Nam nhằm trải nghiệm, thấu hiểu lẫn nhau, tạo tiền đề xây dựng cuộc sống gia đình bền vững.
Chị Hồng và chồng sắp cưới hầu như làm việc tại nhà. Cả hai dành khá nhiều thời gian cùng nhau nấu nướng.
Trong bữa cơm hàng ngày, Ivo thường là người đứng bếp. Chị Hồng phụ trách bày biện mâm bát và chuẩn bị đồ uống. Với chị Hồng, bữa cơm gia đình rất ý nghĩa.
Bữa tối thịnh soạn gồm: Salad, bánh mì kẹp thịt salami, ức gà xào nấm, poke, bánh ngọt và trái cây tráng miệng.
“Trước đây, tôi và anh thường đi ăn ở ngoài hàng. Nhưng dần dần, chúng tôi nhận ra, việc tự nấu ăn sẽ ngon hơn, hợp khẩu vị hơn. Cả hai còn có thể tự do trang trí món ăn theo sự sáng tạo của mình”, chị chia sẻ.
Bất đồng quan điểm nấu ăn
Khi còn độc thân, Ivo đã yêu thích việc nấu nướng. Anh ưu tiên lựa chọn các nguyên liệu thuộc dòng hữu cơ, hạn chế sử dụng gia vị trong chế biến nhằm duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
Trong khi đó, chị Hồng quen cách chế biến nêm nếm nhiều bột ngọt, dầu hào. Chị kể: “Cứ mỗi lần tôi nấu ăn, anh lại đề nghị vợ không được nêm bột ngọt, dầu hào. Điều này khiến tôi cảm thấy không được thoải mái lắm, món ăn cũng thiếu đi hương vị”.
Mới đây, chị Hồng lén thêm hạt nêm vào món rau xào liền bị chồng phát hiện. Sau đó hai người phải ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn về chuyện dinh dưỡng. Theo ông xã, bột ngọt hay dầu hào đều là các nguyên liệu chế biến sẵn, không có lợi cho sức khỏe.
Thi thoảng, anh Ivo đổi bữa cho vợ.
Ivo đề nghị chị Hồng tham gia thử thách “30 ngày nấu ăn cho vợ”. Anh muốn chứng minh cho vợ thấy, tất cả các món ăn vẫn sẽ ngon miệng, đẹp mắt và tròn vị mà không cần sử dụng các loại gia vị không tốt cho sức khoẻ.
30 ngày không trùng bữa
Trong 30 ngày tham gia thử thách, trước mỗi bữa ăn, Ivo luôn chủ động tham khảo sở thích, mong muốn ăn uống của vợ. Tiếp đến, anh lên danh sách các thực phẩm cần thiết, đều đặn 2 ngày/lần sẽ đi siêu thị.
Ngoài các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa, anh còn mua đa dạng đồ khô, đồ đông lạnh rồi trữ trong bếp để bất cứ khi nào cũng có thể nấu nướng. Với tiêu chí tốt cho sức khoẻ, ngon miệng và bày biện đẹp mắt, anh Ivo khá kỹ tính khi chế biến.
Anh sử dụng 3 cái thớt để sơ chế thực phẩm. Một chiếc để thái thịt, một chiếc thái rau và chiếc còn lại dùng cắt gọt hoa quả. Anh Ivo chỉ sử dụng các loại gia vị thuần hữu cơ để chế biến như bột nghệ, bột gừng, muối hồng, bột quế… hoặc các loại bột có nguồn gốc từ thực vật.
Thực đơn 30 ngày không trùng món nào khiến chị Hồng thêm ngưỡng mộ chồng.
Thực đơn mỗi ngày đa dạng từ kiểu Âu tới thuần Việt. Các bữa đảm bảo đủ món mặn, rau, canh và hoa quả tráng miệng. Suốt 30 ngày nấu cơm cho vợ, anh thay đổi thực đơn liên tục, không hề bị trùng bữa.
Ngoài bữa cơm chính, anh sẽ đổi món bằng mỳ, lẩu, pizza hay bánh mì, bánh bao... để giúp vợ ăn uống ngon miệng hơn. Nếu mỗi bữa ăn còn dư đồ, anh cẩn thận bọc lại bằng giấy bạc, để tủ lạnh và chỉ sử dụng trong 24h chứ không để quá lâu.
Dù cầu kỳ như vậy nhưng thời gian anh chế biến bữa cơm khá nhanh, chỉ khoảng 15 - 30 phút. Chi phí mỗi bữa ăn khoảng 350 - 600 nghìn đồng (tính theo chi phí sinh hoạt tại Thuỵ Sĩ).
Mặc dù tự mình nấu nướng nhưng suốt quá trình thử thách, ông xã chị Hồng không hề gặp bất cứ khó khăn nào. Thậm chí, anh Ivo còn có nhiều ý tưởng để trổ tài. Chị Hồng tâm sự: “Nhiều khi tôi còn phải động viên anh nấu ít thôi chứ vợ no quá, ăn không nổi”.
Nhờ tham gia thử thách cùng chồng, chị Hồng cảm thấy biết ơn và nể phục ông xã khi có tài nấu nướng tháo vát và chăm chỉ. Anh luôn tâm huyết trong từng bữa cơm để mang đến những món ngon, đảm bảo lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Chị Hồng hạnh phúc khi có chồng đảm.
Dù công việc ngoài xã hội bận rộn, ông xã vẫn sẵn sàng sắp xếp thời gian để chăm lo cho tổ ấm. Khoảng thời gian buổi tối, việc hai vợ chồng thảnh thơi nấu ăn luôn là niềm vui nhỏ trong ngày của chị.
“Thời buổi hiện nay thật hiếm có người đàn ông nào chịu khó vào bếp như thế. Vì vậy, bố mẹ vẫn luôn nhắc nhở tôi nên trân trọng anh nhiều hơn”, chị Hồng chia sẻ.
Bố mẹ cho rằng họ đã dạy con tốt nhưng chỉ tôi mới biết, những lời trách mắng năm ấy đã để lại trong lòng tôi bao nhiêu tổn thương
GĐXH - Khi sống trong môi trường bị chỉ trích, con trẻ sẽ gánh những tổn thương lâu dài rất khó hồi phục để tìm giá trị của bản thân.
Tags: nấu cơm